Thị trường Tết lo thiếu gạo đặc sản
Toc
Thị trường gạo Tết đang khởi động với nhiều điểm lạ so với mọi năm
Đang chuẩn bị vào mùa tiêu thụ cao điểm nhất năm nhưng trên nhiều diễn đàn kinh doanh lúa gạo, nhiều chủ doanh nghiệp (DN) đang than thở về một mùa Tết khó “nhằn”. Chủ một DN chuyên cung cấp gạo nội địa tại Long An cho biết chưa khi nào ông mua lúa ST25 tươi tại đồng với giá lên đến 12.000 đồng/kg. “Mua lúa canh tác ruộng thường mà cứ ngỡ đi mua lúa hữu cơ!” – chủ DN này ví von.
Sản lượng giảm, giá tăng
Nguyên nhân do mặt bằng giá gạo năm nay tăng cao, xuất khẩu hút hàng nên nông dân tập trung trồng các giống lúa thường có năng suất cao, dễ canh tác khiến diện tích các giống lúa thơm, đặc sản giảm mạnh.
Ông Huỳnh Thế Vinh, Giám đốc điều hành Công ty CP Vinh Hiển Farm (TP HCM), cũng cho biết vài năm gần đây gạo ST25 là sản phẩm chủ lực ở phân khúc gạo thơm cao cấp mùa Tết nhưng năm nay giá nguyên liệu tăng mạnh. “Vài tháng trước, gạo ST25 nguyên liệu phổ biến ở mức 19.000 – 20.000 đồng/kg nay đã lên 23.000 – 25.000 đồng/kg khiến nhiều DN không trở tay kịp vì chốt giá với các siêu thị từ 3 tháng trước” – ông Vinh nói.
Còn bà Dương Thanh Thảo, Phó Giám đốc Công ty CP Gạo Ông Thọ (TP HCM), thông tin ở các vùng trồng lúa ST25, bà con chuyển đổi sang các giống DT8, OM18 rất nhiều nên DN bị thiếu nguyên liệu so với mọi năm.
“Đã vậy, vùng trồng ít ỏi còn lại của chúng tôi còn bị thương lái tranh mua trong lúc DN đang cân lúa. Do sản lượng ít nên năm nay chúng tôi chủ yếu bán gạo đóng túi mang thương hiệu riêng, từ chối hầu hết các đơn hàng cung cấp gạo ST25 xá” – bà Thảo nói.
Cũng theo bà Thảo, sức mua thị trường mùa Tết năm nay khá yếu nên các DN không dám tăng giá hoặc chỉ tăng rất ít để giữ thị trường. Với biên độ lợi nhuận rất mỏng, thậm chí lỗ nên các DN kinh doanh gạo thương hiệu cắt hết các chương trình khuyến mãi, vì thế dự báo sản lượng mùa Tết không đạt như mọi năm.
“Những năm trước, mùa Tết người tiêu dùng sẽ mua gạo ngon, đắt tiền hơn ngày thường một bậc. Ví dụ, từ gạo thường sang gạo thơm nhẹ, gạo thơm nhẹ sang gạo thơm đặc sản, gạo thơm hữu cơ,… và mua gạo với số lượng nhiều hơn ngày thường để thùng gạo đầy, tượng trưng cho một năm no đủ. Tuy nhiên, năm nay người tiêu dùng có thể bỏ qua thông lệ nếu giá gạo cao và chỉ mua với số lượng vừa đủ” – bà Thảo nhận định.
Thị trường chậm
Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Phước Thành IV (tỉnh Vĩnh Long), vừa kinh doanh gạo xuất khẩu vừa bán nội địa, nhận xét sức mua gạo Tết năm nay chậm hơn các năm do mặt bằng giá cao. Nhiều nơi sợ giá gạo giảm đột ngột nên không dám trữ nhiều vì sợ lỗ.
Ngoài ra, do gạo thơm đặc sản ST25, ST24 giá cao nên thị trường chuyển sang gạo thơm nhẹ OM18, DT8 có giá thấp hơn.
“Năm nay gạo ĐBSCL bán ra miền Trung, miền Bắc cũng ít vì chủ yếu tiêu thụ tại chỗ. Sở dĩ giá gạo trong nước không nóng như xuất khẩu là do người dân không lo thiếu gạo như những năm trước. Họ chỉ mua gạo theo nhu cầu tiêu dùng, không tích trữ nên thị trường không có nhiều biến động” – ông Thành nhận xét.
Ông Lâm Anh Tú, Giám đốc Công ty TNHH Nông sản Hoa Nắng (chuyên gạo hữu cơ), cho hay Tết cũng là mùa thu hoạch gạo vùng trồng lúa tôm, gạo mới nên rất dẻo và thơm. “Năm nay thời điểm thu hoạch được nắng nên chất lượng gạo rất tốt.
Tuy nhiên, về tiêu thụ so với cùng kỳ mới đạt khoảng 80%. Có thể năm nay thị trường quà Tết khởi động chậm hơn các năm nhưng hy vọng cuối năm sẽ đạt được doanh số tương đương năm rồi, khoảng 50 tấn gạo” – ông Tú bày tỏ.
Cũng theo DN này, năm nay gạo lúa tôm hữu cơ được mùa, năng suất từ 4,5 – 5 tấn/ha và DN thu mua được toàn bộ sản lượng lúa tại vùng nguyên liệu với giá đã ký từ trước. Nhờ vậy, DN giữ được giá bán lẻ cho người tiêu dùng. Ngoài ra, DN còn có thêm sản phẩm bánh gạo hữu cơ, tôm tự nhiên trong vùng lúa tôm để đa dạng phần quà cho người tiêu dùng.
Gạo bình ổn giữ giá
Sau đợt biến động giá gạo hồi đầu tháng 8 sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, giá gạo trong chương trình bình ổn thị trường TP HCM có đợt tăng giá vào ngày 21-8 và ổn định đến nay. Cụ thể, gạo trắng thường ở mức 16.000 – 17.000 đồng/kg; gạo jasmine từ 17.000 – 19.000 đồng/kg; gạo Vinh Hiển Đỗ Quyên 18.000 đồng/kg.
Ông Phan Thành Hiếu, Giám đốc Công ty CP Lương thực Phương Nam (sở hữu 3 cửa hàng ủy quyền chính hãng “Gạo Ông Cua” của DN tư nhân Hồ Quang Trí tại TP HCM), cho biết tình hình bán gạo Tết vẫn thuận lợi nhờ giá giữ nguyên.
“Năm nay kinh tế khó khăn nên có một số khách cũ từ mua gạo lúa tôm chuyển sang gạo ruộng thường hoặc gạo đóng hộp sang dạng đóng túi để tiết kiệm chi phí” – ông Hiếu nói.
//Chèn ads giữa bài
(runinit = window.runinit || []).push(function () {
//Nếu k chạy ads thì return
if (typeof _chkPrLink != ‘undefined’ && _chkPrLink)
return;
var adsId = ‘lmeadybm’;
var mutexAds = ”;
var content = $(‘[data-role=”content”]’);
if (content.length > 0) {
var childNodes = content[0].childNodes;
for (i = 0; i = 0) {
isPhotoOrVideo = true;
}
}
try {
if ((i >= childNodes.length / 2 – 1) && (i < childNodes.length / 2) && !isPhotoOrVideo) {
if (i <= childNodes.length – 3) {
childNode.after(htmlToElement(mutexAds));
arfAsync.push(adsId);
}
break;
}
}
catch (e) { }
}
}
});
function htmlToElement(html) {
var template = document.createElement('template');
template.innerHTML = html;
return template.content.firstChild;
}