Ngân hàng Nhà nước: 2 triệu tỉ đồng sẽ “bơm” vào nền kinh tế năm 2024
(NLĐO)- Ngân hàng Nhà nước giao toàn bộ hạn mức tín dụng cho các nhà băng ngay đầu năm với định hướng tăng trưởng cả hệ thống năm 2024 là 15%
Chiều 5-1, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Đào Minh Tú cho biết tăng trưởng tín dụng của năm 2023 là 13,71%, như vậy khối lượng tuyệt đối có thể đưa vào nền kinh tế khoảng 1,5 triệu tỉ đồng trong năm 2023.
Theo ông Tú, NHNN dự kiến cho năm 2024 tăng trưởng tín dụng 15%. Như vậy, nếu tính trên cơ sở lượng tiền, dư nợ hiện nay là khoảng 13,56 triệu tỉ đồng, thì có gần 2 triệu tỉ đồng sẽ được đưa thêm vào nền kinh tế năm 2024.
“Nếu như giữa năm, cuối năm điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát tốt lạm phát, bảo đảm được dòng vốn đối ứng và an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, NHNN sẽ giao thêm room tín dụng cho các ngân hàng thương mại”- ông Đào Minh Tú cho hay.
Theo Phó Thống đốc Thường trực NHNN, năm 2024 có nhiều dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc của nền kinh tế. Muốn tăng tín dụng, theo ông Tú, phải phụ thuộc vào các yếu tố như lãi suất. Hiện nay, lãi suất đã giảm, đây là một trong những yếu tố cơ bản để tăng trưởng tín dụng.
Năm 2024, ông Đào Minh Tú cho biết NHNN đã có sự chủ động, có cơ chế mới trong việc điều hành tín dụng, giao ngay hạn mức từ trước ngày 1-1 cho tất cả các tổ chức tín dụng. “Nếu như ngân hàng, tổ chức tín dụng nào đạt được chỉ tiêu đó mà vẫn có khả năng cung ứng thêm vốn cho nền kinh tế, bảo đảm chất lượng cũng như an toàn hệ thống, bảo đảm điều kiện kinh tế vĩ mô cho phép thì chúng tôi sẽ tiếp tục giao thêm”- ông Đào Minh Tú nói.
Ngân hàng Nhà nước kiến nghị Chính phủ 2 nội dung
Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương diễn ra cùng ngày, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cũng đã kiến nghị Chính phủ hai nội dung. Thứ nhất, trong điều kiện dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đang ở mức cao như một số tổ chức quốc tế cảnh báo, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Đặc biệt, cần giải quyết vấn đề về vướng mắc pháp lý để tạo điều kiện cho các dự án hoạt động trở lại và hạn chế nợ xấu phát sinh, tạo điều kiện phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, giảm sự phụ thuộc vào vốn ngân hàng, nhất là nguồn vốn trung, dài hạn.
Thứ hai, NHNN nhìn nhận hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chiếm 95% nhưng vẫn gặp khó khăn nên các giải pháp của Chính phủ cần tập trung vào nhóm này theo những giải pháp đã có trong luật như bảo lãnh vay vốn ngân hàng.
Đồng thời, hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn xanh bền vững vốn đang rất khắt khe, bởi nếu không đáp ứng những tiêu chuẩn này thì hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ khó khăn.
//Chèn ads giữa bài
(runinit = window.runinit || []).push(function () {
//Nếu k chạy ads thì return
if (typeof _chkPrLink != ‘undefined’ && _chkPrLink)
return;
var adsId = ‘lmeadybm’;
var mutexAds = ”;
var content = $(‘[data-role=”content”]’);
if (content.length > 0) {
var childNodes = content[0].childNodes;
for (i = 0; i = 0) {
isPhotoOrVideo = true;
}
}
try {
if ((i >= childNodes.length / 2 – 1) && (i < childNodes.length / 2) && !isPhotoOrVideo) {
if (i <= childNodes.length – 3) {
childNode.after(htmlToElement(mutexAds));
arfAsync.push(adsId);
}
break;
}
}
catch (e) { }
}
}
});
function htmlToElement(html) {
var template = document.createElement('template');
template.innerHTML = html;
return template.content.firstChild;
}