Tiết lộ bất ngờ từ cơ trưởng máy bay Cảnh sát biển Nhật Bản
(NLĐO) – Cơ trưởng máy bay thuộc Cảnh sát biển Nhật Bản cho biết máy bay của ông đã bị va chạm từ phía sau trong vụ tai nạn chiều 2-1.
Vụ tai nạn xảy ra khi chiếc Airbus A350 mang số hiệu 516 của hãng Japan Airlines (JAL) có 379 người trên khoang đang hạ cánh xuống sân bay Haneda ở thủ đô Tokyo, còn máy bay của Cảnh sát biển Nhật Bản chuẩn bị cất cánh làm nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân vụ động đất ngày đầu năm mới 2024.
Cú va chạm khiến 2 máy bay chìm trong biển lửa. Toàn bộ hành khách và phi hành đoàn trên máy bay JAL đều được sơ tán an toàn nhưng 5 thành viên trên máy bay của Cảnh sát biển đã thiệt mạng, riêng phi công chính bị thương nặng – theo Bộ trưởng Giao thông Nhật Bản Tetsuo Saito.
Theo đài NHK ngày 4-1, cơ trưởng máy bay Cảnh sát biển cho biết máy bay của ông bị máy bay chở khách đâm từ phía sau ngay trong lúc tăng công suất động cơ.
Trước đó, cơ trưởng này khẳng định máy bay Cảnh sát biển đi vào đường băng “với sự cho phép của kiểm soát không lưu” và máy bay cũng đã “được phép cất cánh”.
Lời khai này trái ngược với bản ghi âm liên lạc giữa kiểm soát viên không lưu và các phi công (2 máy bay liên quan).
Theo bản ghi âm, hai phút trước vụ va chạm lúc 17 giờ 47 phút ngày 2-1 (giờ địa phương), kiểm soát viên không lưu yêu cầu máy bay Cảnh sát biển di chuyển đến vị trí chờ gần đường băng. Cũng không có minh chứng nào cho thấy kiểm soát viên không lưu hướng dẫn máy bay Cảnh sát biển vào đường băng.
Cả người kiểm soát không lưu và phi công của JAL dường như đều không biết chiếc máy bay của Cảnh sát biển có mặt đường băng.
Video do đài NHK công bố ngày 4-1 cho thấy máy bay của Cảnh sát biển Nhật Bản di chuyển từ đường lăn vào đường băng, dừng lại và bật đèn hiệu trong khoảng 40 giây trước khi xảy ra va chạm.
“Tôi có một câu hỏi là tại sao máy bay của Cảnh sát biển phải dừng trên đường băng 40 giây. Đèn bên ngoài của nó rất nhỏ trong khi các đèn khác trên đường băng đều to và sáng” – phi công về hưu Kobayashi Hiroyuki đặt vấn đề.
“Dù máy bay của Cảnh sát biển đang ở trên đường băng thì phi công máy bay chở khách cũng khó có thể nhìn thấy do máy bay kia nhỏ hơn và không di chuyển”.
Các nguồn tin cũng cho biết kiểm soát viên không lưu tại sân bay Haneda nói với các nhà điều tra Ủy ban An toàn Giao thông Nhật Bản rằng họ không biết máy bay Cảnh sát biển đi vào đường băng. Sau khi yêu cầu phi công Cảnh sát biển chờ, kiểm soát viên không lưu không chú ý đến máy bay này nữa vì đang bận rộn điều phối các máy bay khác.
Bản ghi âm liên lạc giữa kiểm soát viên không lưu và các phi công cũng không cho thấy bất kỳ cảnh báo nào với các máy bay về tình huống bất thường.
//Chèn ads giữa bài
(runinit = window.runinit || []).push(function () {
//Nếu k chạy ads thì return
if (typeof _chkPrLink != ‘undefined’ && _chkPrLink)
return;
var adsId = ‘lmeadybm’;
var mutexAds = ”;
var content = $(‘[data-role=”content”]’);
if (content.length > 0) {
var childNodes = content[0].childNodes;
for (i = 0; i = 0) {
isPhotoOrVideo = true;
}
}
try {
if ((i >= childNodes.length / 2 – 1) && (i < childNodes.length / 2) && !isPhotoOrVideo) {
if (i <= childNodes.length – 3) {
childNode.after(htmlToElement(mutexAds));
arfAsync.push(adsId);
}
break;
}
}
catch (e) { }
}
}
});
function htmlToElement(html) {
var template = document.createElement('template');
template.innerHTML = html;
return template.content.firstChild;
}